Những Lưu Ý Về Thủ Tục Giấy Tờ Dành Cho Các Công Ty Kinh Doanh Nhà Hàng
Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực đang rất phát triển khi mà hiện nay, thực khách đang ngày càng chú trọng đến việc thưởng thức những món ăn ngon, đẹp mắt, độc đáo và bổ dưỡng. Khi đầu tư vào lĩnh vực này, các chủ thể, doanh nghiệp kinh doanh cần lưu ý thực hiện những thủ tục cần thiết để những nhà hàng hoạt động một cách hợp pháp.
Dưới đây là 6 bước thủ tục, giấy tờ cơ bản để chủ thể kinh doanh chuẩn bị để việc đăng ký kinh doanh và mở nhà hàng một cách thuận lợi, hợp pháp.
Bước 1: Xác định loại hình kinh doanh để việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
- Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
- Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
Việc xác định mô hình kinh doanh sẽ giúp chủ cơ sở thực hiện đăng ký dễ dàng, nhanh chóng
Bài viết này dành cho mô hình công ty đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống.
Đối với các hộ kinh doanh, các bạn vui lòng tham khảo bài viết:
Bước 2: Bạn cần chọn mô hình công ty
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, có các mô hình công ty sau đây bạn có thể lựa chọn:
– Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) 1 thành viên
– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
– Công ty Hợp Danh
– Công ty Cổ phần
– Doanh nghiệp tư nhân
Đây là 5 loại mô hình công ty mà bạn có thể lựa chọn cho mình khi tiến hành mở nhà hàng ăn uống.
5 loại mô hình công ty phù hợp với ngành kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống
Bước 3: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Đối với công ty TNHH: Theo quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm những giấy tờ sau đây:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư”.
Đối với công ty Cổ phần: Tại Điều 23 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần, theo đó bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư”.
Đối với công ty Hợp danh: Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh, gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư”.
Doanh nghiệp tư nhân: Điêu 20 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân gồm có những giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân”.
Sau khi chuẩn bị xong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên thì bạn cần nộp Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính.
Bước 4: Bạn cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Về hồ sơ: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2012/ TT-BYT thì hồ sơ gồm có:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
+) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
+) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu của nhà hàng
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
+) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
+) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
+) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
+) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
Thẩm quyền cấp và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 26/2012/ TT-BYT.
Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 6: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty các công ty tư vấn Luật hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Đăng ký mẫu con dấu doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch - Đầu Tư các tỉnh, thành
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Do đặc thù của kinh doanh dịch vụ nhà hàng nên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, công ty cần thực hiện các thủ tục sau:
– Xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Hồ sơ gồm có:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng;
-
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật;
-
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
-
Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Xin cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá trong cửa hàng)
– Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (đối với nhà hàng có bán lẻ rượu để phục vụ khách).
Trong trường hợp công ty thực hiện bán lẻ thuốc lá và bán rượu mà không có Giấy phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20.000.000 đồng (theo nghị định 185/2013/NĐ-CP).
Quý khách hàng có thể tham khảo một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh nhà hàng sau:
STT |
TÊN NGÀNH NGHỀ |
MÃ NGÀNH |
1 |
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động |
5610 |
2 |
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới) |
5621 |
3 |
Dịch vụ ăn uống khác(Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể; Cung cấp suất ăn theo hợp đồng; Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;…) |
5629 |
4 |
Dịch vụ phục vụ đồ uống |
5630 |
5 |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
4722 |
6 |
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh |
4723 |
7 |
Bán lẻ sản phẩm thuốc lá nội, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh |
4724 |
Hi vọng những thông tin tham khảo trên sẽ giúp khách hàng doanh nghiệp có ý định mở nhà hàng và dịch vụ ăn uống một cách suôn sẻ, hợp pháp và thuận lợi.